Quả Su Su Sapa

   Biết bao thế hệ người dân Ô Quý Hồ, huyện Sa Pa quen thuộc với những vườn su su xanh mướt. Như có một phép màu, su su sinh sôi, lan mướt cả khoảng đồi, trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của con người. Và giờ đây, khi vùng cao Sa Pa ngày càng nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá thì rau su su Ô Quý Hồ càng tăng thêm giá trị.


Mảnh đất Ô Quý Hồ được coi là vựa su su của huyện Sa Pa với tổng diện tích 100 ha, trong đó có 80 ha su su lấy quả và 20 ha su su hái ngọn. Trước đây, su su Ô Quý Hồ là thực phẩm tự cung, tự cấp của người dân nơi đây, chỉ số ít bán tại các chợ phiên. Ngày nay, su su đã trở thành một loài cây mang “lợi thế kép” cho huyện Sa Pa.

    Su su hợp với khí hậu lạnh, dưới bàn tay chăm sóc của người trồng, su su cứ thế sinh sôi, vươn ngọn, từng giàn lúc lỉu quả. Quả su su Sa Pa xanh đậm, to, có vị ngọt, bùi. Su su luộc, su su xào, hầm xương hay ngọn su su tước xào với tỏi… đều là những món ăn nay được coi là đặc sản, món rau chủ đạo và phổ biến trong thực đơn ẩm thực ở Sa Pa. Su su Ô Quý Hồ còn cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh, thành trên cả nước, su su có mặt trong các nhà hàng, được đóng thùng đi tiêu thụ ở các chợ đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Ðịnh…

Su su Ô Quý Hồ giờ đây đã có giá trị mới. Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết: Nông nghiệp Sa Pa đang góp phần để du lịch phát triển, khách du lịch không chỉ đến núi Hàm Rồng, Thác Bạc… mà còn thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của những giàn su su. Ô Quý Hồ nằm trên đường tới thắng cảnh Thác Bạc, thác Tình Yêu, ven đường là màu xanh rì, mơn mởn của su su. Nhiều du khách không thể tránh sự tò mò, đều tìm vào vườn rau tham quan, trực tiếp hái rau, nhờ đó đã tạo thêm một kênh thông tin quảng bá cho Quả su su Sạch Sapa.



Hợp tác xã Hoa Ðào có diện tích trồng su su lớn nhất tại Ô Quý Hồ với 50 ha u khách tới thăm. Vườn su su lâu năm được dọn khá sạch, du khách trong và ngoài nước đều thấy thú vị khi được ngắm những giàn quả su su sai trĩu trịt.

Bà Ðỗ Thị Liên, Chủ nhiệm HTX Hoa Ðào cho biết: Hiện du khách chủ yếu tới tham quan tự phát, HTX đã tính đến việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và hoạt động du lịch theo hình thức trang trại, loại hình du lịch chưa phổ biến ở Sa Pa.

Người dân Ô Quý Hồ nồng nhiệt chào đón du khách đến thăm vườn su su, không vì muc đích kinh doanh mà đơn giản là họ vui vì được chứng kiến thành quả lao động được nhiều người đón nhận. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, mảnh đất Ô Quý Hồ sẽ nhộn nhịp đón khách du lịch tham quan những vườn su su trĩu quả, qua đó giá trị thực tế của những vườn su su được nhân lên nhiều lần.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

TƯ VẤN ONLINE