Hotline: 0336 223 455

Ngon Từ Đất Sạch Từ Tâm

Hotline: 0336 223 455

Ngon Từ Đất Sạch Từ Tâm

THotline: 0336 223 455

Ngon Từ Đất Sạch Từ Tâm

Sâm Cau Bắc Hà

Cây sâm cau là gì
Cây là loại cỏ, cao khoảng tầm 40cm , thân cây ngầm hình trụ dài (thường được gọi là củ). Lá cây hình mác hẹp, hai đầu nhọn, chiều dài 15-40cm, chiều rộng 12-35mm, cuống khoảng 10cm, trông có hình dáng giống lá cau (nên có tên là cây sâm cau).
Hoa cây có màu vàng,thường mọc thành từng cụm, thường không cuống, mọc trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá.
Quả cây  nang, thuôn dài 12-15 mm, thường bên trong có 1-5 hạt phình ở đầu, ỏ phía dưới có một phần phụ hình liềm. Để sử dụng cây làm thuốc, thì tốt nhất nên thu hái vào các mùa Thu, Đông lúc củ đạt chất lượng. Đào củ về, bỏ đi rễ con, đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô sạch thành sâm cau khô và dùng dần làm thuốc.

Có 2 loại sâm cau là sâm cau đỏ và sâm cau đen sâm cau đen công dụng tốt hơn loại đỏ nhưng khó chế biến thường gây ngứa nên ít được dùng sâm cau đỏ ngâm rượu hay làm thuốc dễ dùng lại thơm hơn nên được dùng nhiều hơn

Sâm Cau Đen quý hiếm


Sâm Cau Đỏ


Muối Chẩm Chéo Sapa

MUỐI CHẲM CHÉO - MÓN CHẤM NGON CỦA NGƯỜI TÂY BẮC
Chẳm chéo là món chấm không thể thiếu được trong các bữa ăn bình thường cũng như khi đãi khách của người Thái và người Sapa ở Tây Bắc. Đồng bào Sapa không chỉ sử dụng chẳm chéo trong bữa ăn hàng ngày mà chẳm chéo còn là một trong những món đãi khách, vì thế nó vừa là món ăn dân dã lại vừa là món đặc sản núi rừng.


Chẳm chéo dùng để chấm xôi, các món luộc, đồ nướng và các món rau sống. Chẳm chéo cũng phù hợp để chấm các loại quả chua (nhót, mận, xoài…), là món ăn vặt khoái khẩu của các chị em.Vì vậy mà người Thái có rất nhiều cách chế biến chẳmg chéo để phù hợp với từng món ăn trên mâm cơm. Nguyên liệu chính của chẳm chéo là: ớt, muối, mắc khén, tỏi, mì chính. Ngoài ra còn có các loại rau thơm, xả, gừng… tùy theo mục đích sử dụng


Cách chế biến cơ bản: Ớt khô hoặc tươi đem nướng lên cho thơm và giòn để lấy vị cay, tỏi và mắc khén để lấy vị thơm, 4 thứ giã chung với muối và mì chính là có thể cho ta một bát chéo cơ bản. Từ bát chẳm chéo cơ bản này, người ta có thể chế ra được nhiều loại chéo khác: chéo cá (cá suối nhỏ nướng vàng, rồi đem giã nhuyễn với bát chéo cơ bản,  dùng để chấm măng tre, măng vầu và rau luộc); chéo gan gà (đem gan gà hoặc gan vịt đã luộc chín, nướng qua cho thơm, thái thêm chút lá chanh rồi đem giã với chéo cơ bản, sau đó cho thêm nước luộc gà, vịt, đánh lên cho nhuyễn); chéo nước chua (lấy vừng trắng đem rang vàng, thơm, giã thành bột, cá nướng thơm giã nhỏ mịn, đem trộn với chéo cơ bản, chút nước măng chua, dùng để chấm rau cải non); chéo rau mùi (rau mùi giã nhỏ rồi trộn với chéo cơ bản, dùng để chấm rau cải đồ và thịt lợn ba chỉ luộc)… Mỗi loại chẳm chéo có một hương vị riêng, phù hợp với từng món ăn nhưng bát chẳm chéo của người Thái bao giờ cũng có vị chung là hương thơm của các loại lá, vị cay cay của ớt và vị hăng nồng của mắc khén.


Có một điều cần nói ở đây, tất cả các món chéo trên được truyền trong dân gian Thái tự bao đời, những gia vị đủ để như một liều thuốc, dù người ăn, ăn những thức ăn sống hoặc tái, hoặc nướng chín tới cũng không làm đau bụng... Khi chưa ăn, tập ăn rồi sẽ quen, ăn rồi sẽ cảm thấy như không thể thiếu. Và, chẳm chéo mãi là món không thể thiếu trong mâm cơm ăn của người Thái Tây Bắc..

Thịt Ngựa Sấy Sapa

Món thịt gác bếp được đồng bào các dân tộc miền núi Sa Pa làm với cách chế biến rất độc đáo thơm ngon cùng các loại gia vị, đặc biệt là vị cay của ớt Mường khương, vị ngọt của thịt tươi, vị thơm của hạt dổi... thời gian sấy 5 - 6 ngày tùy theo thời tiết. Khi làm thịt phải tươi còn nóng, sau đó tẩm ướp gia vị và phơi nắng, phơi sương, sau đó sấy bằng bã mía hoặc một số củi rừng, cây thảo quả...   có thể sấy bằng thịt châu, thịt ngựa, thịt lợn đều được. Các ăn thịt gác bếp dùng xào với cải mèo loại sấy 3 ngày, loại sấy 5-6 ngày vùi trong tro nóng hoặc lò vi sóng xé ra chấm với tương ớt.





Thịt Lợn Xông Khói

Hiện nay, món thịt heo hun khói đã trở thành món ẩm thực không thể thiếu trong các gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn… nước ta. Theo một số đồng bào miền núi tây bắc, nguyên liệu chính để làm món thịt heo xông khói là thịt heo vai, mông, ba chỉ… và một số gia vị như ớt, gừng, sả và tiêu rừng (Mắc khén).


Muốn làm món thịt heo xông khói, bà con đun sôi nước và muối (tùy khẩu vị) cùng với một số gia vị và để nguội, sao cho khi đem ướp thịt, nước ở nhiệt độ âm ấm là bắt đầu ướp thịt heo. Thời gian ướp tùy thuộc vào độ dày của khổ thịt. Nếu ướp cả đùi heo, bà con thường ướp trong 1 ngày. Sau đó, lấy thịt heo ra và dùng giấy hay vải sạch lau bề mặt của miếng thịt nhằm giảm bớt số muối bám bên ngoài, sau này ăn sẽ không bị mặn.

Sau khi để thịt ráo, bà con xâu thịt bằng những sợi lạt (thông thường bằng mây) và treo trên giàn bếp để đón hơi nóng và khói bếp cả ngày và đêm. Hơi nóng của lửa và khói sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra, tùy theo lượng khói bốc lên “thẩm thấu” vào từng sớ thịt. Thời gian xông khói lâu hoặc mau cũng tùy thuộc vào “lưu lượng” khói và độ dày của khổ thịt. Thông thường, khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được. Thịt heo hun khói thái lát có thể kho, nấu với các loại rau, củ quả hoặc cũng có thể ăn kèm với lá mơ, dưa leo, chuối chát, khế, dưa hành… chấm với muối tiêu, mắm nêm…


Món thịt heo xông khói với miếng thịt gần như đã chín từ bên ngoài vào bên trong, khi xắt ra có màu hồng đào trông rất bắt mắt. Khi ăn sẽ cảm nhận vị ngọt đậm của thịt, đặc biệt là có mùi thơm rất đặc trưng, ăn rất thơm ngon, đậm đà, không ngán. Bà con dân tộc vùng Tây bắc thường dùng món này đãi khách quý, bạn bè, người thân trong những dịp lễ hội, ngày tết…

Ngồng Bắp Cải Sapa

Ngồng cải hay còn được gọi cải ngồng có thân to non, mập mạp, có hoa màu vàng, mọc cao vổng lên. Hiện nay, giống ngồng cải đã được trồng ở nhiều nơi nhưng không đâu có cọng to, lá xanh và mỡ màng như ngồng cải xứ Lạng. Không chỉ nổi tiếng là rau sạch, ngồng cải còn chứa nhiều vitamin B1, B2…có lợi cho sức khỏe, là thực phẩm giúp đẹp da.


Ngồng cải có thể luộc, xào nấu tùy sở thích mỗi người; cũng có thể chế biến thành nhiều món vừa ngon, lạ vừa dễ ăn. Về cách sơ chế, ngồng cải phải tước lớp vỏ cọng để khỏi xơ.
Ngồng cải luộc chỉ cần rửa sạch cho vào nước sôi nhưng các chị em nội trợ nhớ cho thêm vài nhánh gừng. Rau chín chấm với mắm, nước sốt vị quay hay muối vừng đều ngon.
Rau có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng thấy ngọt. Phổ biến hơn là ngồng cải xào thịt bò, thịt lợn cũng ngon không kém. Phi thơm hành tỏi cho thịt bò hoặc thịt lợn đảo qua cho tái. Sau đó xào lẫn ngồng cải với thịt đã tái cho đến khi ngồng cải chín, nêm gia vị vừa đủ là bắc ra được.


Cách xào ngồng cải không khó tương tự như các món xào rau khác nhưng để cọng ngồng cải xanh mướt, chín vừa phải không nhũn thì không phải ai cũng làm được.
Ngoài ra, ngồng cải còn là nguyên liệu để chế biến các món khác như nấu canh xương, canh sườn…Lúc này, khi nước dùng đã đủ vị ngọt chỉ cần cho ngồng cải đã cắt khúc vào đun chín mềm. Canh ngồng cải nấu xương có vị ngọt mát…

Ngồng Rau Su Hào

Rau của Sa Pa bán đi khắp nơi thường là thứ rau tươi non mơn mởn. Ấy vậy mà món rau đặc biệt nhất, thường chỉ được để lại bán tại chợ Sa Pa lại là “ngồng”, tức là phần thân đã đâm hoa của những cây rau già. Có nhiều loại ngồng: ngồng tỏi, ngồng cải, ngồng su hào, ngồng su su... Ăn ngồng hợp nhất là xào chứ không mấy khi luộc hoặc nấu canh. Có thể xào ngồng với tỏi hoặc các loại thịt khác nhau. Ngồng xào rất ngon nhờ sự kết hợp giữa cái mềm và ngọt dịu dàng của hoa ngồng với cái giòn và vị ngọt đậm của cuộng ngồng. Riêng ngồng cải còn được thực khách ưu ái bởi có vị hơi ngăm ngắm đắng rất dễ chịu.





Rau Cải Mèo Sapa

Có thể nói, cải Mèo là một loại rau sạch, một đặc sản của thiên nhiên ban tặng cho vùng cao Tây Bắc, có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Nhà người Mông, Dao khi đãi cơm khách, chủ nhà chỉ cần ra nương, đồi  nhổ vài cây cải mọc len lỏi trên các hốc đá hoặc tỉa một vài bẹ lá là đã có một bữa rau sạch đãi khách. Do sự hấp dẫn và đặc sắc của cải Mèo, loại rau sạch này hiện nay đã có mặt ở nhiều nơi. Một số địa phương ở Tây Bắc còn nhân rộng giống cải Mèo trong các hộ nông dân để phát triển thành một loại rau đặc sản có giá trị kinh tế.


Do khí hậu và địa thế vùng cao cùng với đặc tính thổ nhưỡng, ở Sa Pa, cây cải Mèo mọc hoang và được trồng nhiều nơi. Cải Mèo có mã giống như cải bẹ xanh, tùa xại, cải ngọt ở miền xuôi, thuộc họ rau có bẹ, lá dài màu xanh sậm, viền lá khuyết nhọn. Xét về họ hàng, cải mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn, đó cũng là lý giải cho cái tên. Cải mèo trồng nhiều ở các khu vườn vùng cao của người Mông, là thức ăn chính của họ mỗi ngày.

Trước đây, đồng bào chỉ quen trồng cải Mèo để ăn chứ không bán nên chẳng chú trọng gì. Thường thì người dân địa phương không trồng thành hàng, thành luống mà chỉ quãi hạt ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt. Thực ra, cải Mèo là một loại rau đặc sản sạch hiếm có, ăn ngon và rất giòn. Vì là giống cải đã được tự nhiên khắt khe chọn lọc, nên cải Mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Chúng trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm chí đất xấu cũng mọc được. Khi đến một gia đình người Mông, nếu được mời ở lại ăn cơm, chủ nhà chỉ cần ra đồi nhà nhổ vài cây cải mọc len lỏi trên các hốc đá hoặc tỉa một vài bẹ lá là đã có một bữa rau sạch đãi khách.

Rau cải Mèo của Sa Pa được người dân địa phương nấu bằng nhiều cách: xào, nấu,  luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Thông thường, chế biến một cách đơn giản nhất, chỉ cần thái nhỏ, đập gừng đổ nước vào đun sôi là có một bát canh mát, rất hợp cho thực khách uống rượu. Kỳ công hơn, rau có thể nấu cùng với thịt gà băm rối, không quên bỏ gia vị gừng, nêm vừa mắm, muối, người thưởng thức sẽ cảm nhận được một hương vị thật độc đáo. Chất ngọt của thịt gà quện với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.

Rau cải Mèo còn hấp dẫn nếu được xào với thịt bò, đặc biệt là thịt hun khói. Những sợi rau giòn, dai hơi nhặng đắng kết hợp với món thịt hun ăn kèm với xôi ngũ sắc có vị đậm đà rất riêng tạo nên nét đặc sắc cho ẩm thực vùng cao. Nhiều người còn dùng cải Mèo trong danh sách các loại rau để ăn lẩu. Để dễ ăn, dùng những cây nhỏ, mới nhú được vài lá non, nhúng qua nồi lẩu nóng nghi ngút, người thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt mát, tươi mởn của rau. Nên nhớ, dù nấu món gì thì người nội trợ vặn rau thành từng đoạn chứ không thái, như thế mới giữ được vị đậm đà của rau.


Sự hấp dẫn của loại rau sạch này không những chinh phục được du khách khi tới Sa Pa mà đã có mặt ở nhiều vùng đất khác. Hiện tại, một số siêu thị lớn tại Hà Nội như Siêu thị 24h đã và đang thu mua, bán rau cải Mèo theo chương trình hợp tác tiêu thụ các loại rau của Sa Pa. Một số địa phương còn chọn lọc giống cải Mèo để nhân rộng trong các hộ nông dân để phát triển thành một loại rau đặc sản có giá trị kinh tế giúp xóa đói, giảm nghèo.

Tiếng lành đồn xa, loại rau này nhanh chóng được nhân rộng trồng ở các địa phương khác và có mặt ở nhiều siêu thị rau sạch tại Hà Nội. Loại cây dân dã này cũng đang được đưa vào dự án phát triển đặc sản địa phương nhằm giúp cải thiện đời sống bà con người Mông.

Rau Mầm Đá Sapa

Sa Pa sở hữu nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp và đặc sản nổi tiếng. Bởi vậy, khi đến đây, du khách thường đến tham quan các địa điểm du lịch và thưởng thức những món ăn thơm ngon đặc trưng. Trong đó, cải mầm đá – đặc sản Sa Pa là một loại rau rất sạch và ngon, chỉ xuất hiện trên mảnh đất Sa Pa và đây là món ăn này thường ngày của người dân địa phương.


Thưởng thức “đệ nhất món” cải mầm đá Sapa
Cải mầm đá Sapa có vị ngọt dìu dịu, thơm như cơm tám nhưng đậm hơn. Điều đặc biệt, mầm đá chỉ có thể xào với mỡ lợn trên lửa củi pơmu, được dân sành ăn tôn là đệ nhất món. Nếu xào cải với dầu thực vật hay với những loại mỡ khác thì mầm đá tự nhiên chuyển sang màu vàng và không có mùi thơm.

Cách chế biến cải mầm đá đơn giản. Người làm chỉ cần nhúng sơ qua nước nóng là có thể ăn được. Tuy nhiên, luộc là cách nấu phổ biến nhất. Cách chế biến này phù hợp cho những ai thích thưởng thức hương vị thuần khiết của món cải. Khi ăn, loại cải này thường được người dân địa phương chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc thì quả rất tuyệt vời.

Mầm đá vừa là một món ăn đặc sản vừa là một món rau bổ dưỡng. Theo người dân bản xứ, cải mầm đá được xem như một vị thuốc an thần và chữa đau xương khớp. Bởi vậy, những người thường xuyên leo núi thường ăn mầm đá để duy trì sức khỏe. Đặc biệt, nếu uống rượu với mầm đá, bạn sẽ không bao giờ bị say bởi loại rau kỳ lạ này giải được rượu.


Bên cạnh đó, xào cải mầm đá cũng là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhất là mầm đá xào với thịt trâu. Khi luộc, vị ngọt của cải tiết ra nước, nhưng khi xào, vị ngọt ấy ngấm ngược vào thịt trâu tạo nên hương vị khó quên của đặc sản Sa Pa. Khi xào, người nấu chỉ cần tuân thủ theo lối ăn “sần sật, giòn giòn chín tới” của cải mầm đá là đã có một món ăn thật tuyệt vời.

Vì vậy, khi xào, lửa phải vừa, tay đảo nhanh và liên tục. Riêng món cải mầm đá, bạn nên xào với mỡ lợn để tạo ra hương vị ngon hơn hẳn. Miếng cải xanh non bóng mỡ, ăn không ngấy ngán mà ngọt lịm, càng ăn càng thích thú.


Nếu đang có ý định đi Sa Pa, bạn đừng bỏ qua món ngon được chế biến từ cải mầm đá. Những món ăn đặc sản Sa Pa và được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất ở xứ sở núi rừng Tây Bắc này sẽ làm hài lòng khẩu vị của du khách khi thưởng thức.


Quả Su Su Sapa

   Biết bao thế hệ người dân Ô Quý Hồ, huyện Sa Pa quen thuộc với những vườn su su xanh mướt. Như có một phép màu, su su sinh sôi, lan mướt cả khoảng đồi, trở thành thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của con người. Và giờ đây, khi vùng cao Sa Pa ngày càng nổi tiếng, được nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan, khám phá thì rau su su Ô Quý Hồ càng tăng thêm giá trị.


Mảnh đất Ô Quý Hồ được coi là vựa su su của huyện Sa Pa với tổng diện tích 100 ha, trong đó có 80 ha su su lấy quả và 20 ha su su hái ngọn. Trước đây, su su Ô Quý Hồ là thực phẩm tự cung, tự cấp của người dân nơi đây, chỉ số ít bán tại các chợ phiên. Ngày nay, su su đã trở thành một loài cây mang “lợi thế kép” cho huyện Sa Pa.

    Su su hợp với khí hậu lạnh, dưới bàn tay chăm sóc của người trồng, su su cứ thế sinh sôi, vươn ngọn, từng giàn lúc lỉu quả. Quả su su Sa Pa xanh đậm, to, có vị ngọt, bùi. Su su luộc, su su xào, hầm xương hay ngọn su su tước xào với tỏi… đều là những món ăn nay được coi là đặc sản, món rau chủ đạo và phổ biến trong thực đơn ẩm thực ở Sa Pa. Su su Ô Quý Hồ còn cung cấp cho thị trường nhiều tỉnh, thành trên cả nước, su su có mặt trong các nhà hàng, được đóng thùng đi tiêu thụ ở các chợ đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Ðịnh…

Su su Ô Quý Hồ giờ đây đã có giá trị mới. Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Kinh tế huyện Sa Pa cho biết: Nông nghiệp Sa Pa đang góp phần để du lịch phát triển, khách du lịch không chỉ đến núi Hàm Rồng, Thác Bạc… mà còn thưởng thức vẻ đẹp độc đáo của những giàn su su. Ô Quý Hồ nằm trên đường tới thắng cảnh Thác Bạc, thác Tình Yêu, ven đường là màu xanh rì, mơn mởn của su su. Nhiều du khách không thể tránh sự tò mò, đều tìm vào vườn rau tham quan, trực tiếp hái rau, nhờ đó đã tạo thêm một kênh thông tin quảng bá cho Quả su su Sạch Sapa.



Hợp tác xã Hoa Ðào có diện tích trồng su su lớn nhất tại Ô Quý Hồ với 50 ha u khách tới thăm. Vườn su su lâu năm được dọn khá sạch, du khách trong và ngoài nước đều thấy thú vị khi được ngắm những giàn quả su su sai trĩu trịt.

Bà Ðỗ Thị Liên, Chủ nhiệm HTX Hoa Ðào cho biết: Hiện du khách chủ yếu tới tham quan tự phát, HTX đã tính đến việc kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và hoạt động du lịch theo hình thức trang trại, loại hình du lịch chưa phổ biến ở Sa Pa.

Người dân Ô Quý Hồ nồng nhiệt chào đón du khách đến thăm vườn su su, không vì muc đích kinh doanh mà đơn giản là họ vui vì được chứng kiến thành quả lao động được nhiều người đón nhận. Hy vọng rằng, trong tương lai không xa, mảnh đất Ô Quý Hồ sẽ nhộn nhịp đón khách du lịch tham quan những vườn su su trĩu quả, qua đó giá trị thực tế của những vườn su su được nhân lên nhiều lần.

Ngọn Su su Sapa

Sapa không chỉ là địa điểm du lịch đẹp mà còn nổi tiếng với các món ăn ngon. Và su su được những du khách đi du lịch Sapa khen hết lời rằng đây là loại su su ngon nhất.


Hiện nay, ở Sapa có trên 150 ha trồng su su trong đó hơn 100 ha là ở vùng Ô Quy Hồ. Thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp chính là điều kiện lý tưởng để tạo lợi thế cho những người trồng rau ở Sapa phất triển Su Su với những sản phẩm đặc trưng như ngọn Su Su và quả Su Su.

Su su Sapa được trồng trên đât mùn núi cao rất màu mỡ ở độ cao 1500m, thêm vào đó nhiệt độ ngày, đêm có sự chênh lệch lớn nên khả năng tích lũy đường cao giúp Su Su có vị ngọt, độ giòn rất đặc trưng. Rau Su Su ở Sapa thì luôn phát triển rất tốt, năng suất cao và người trồng rất ít khi phải dùng đến những loại thuốc bảo vệ thực vật hay chất kích thích sinh trưởng.

Quả su su

Một điểm đặc biệt khác của Su Su Sapa so với những nơi khách đó là chỉ trồng một lần mà có thể thu hoạch nhiều năm. Những gốc Su Su ở Sapa có thể có tuổi đời hàng chục năm. Và cứ sau mỗi một mùa thu hoạch khoảng từ tháng 4 – 11 hàng năm, người dân sẽ cắt bỏ các dây Su su ở trên mặt đất và tiến hành bón phân chăm sóc cho phần gốc. Tuy nhiên, những năm nào trời rét đậm kéo dài và có tuyết phủ kín thì Su Su sẽ ra muộn.

Đào Lông Sapa

Trên các sườn núi của mảnh đất Sapa (Lào Cai) vào những ngày tháng 5, trái đào lông đã bắt đầu chín. Đào nở hoa vào mùa xuân và kết trái khi hè sang. Những quả đào trái nhỏ bằng cái chén uống nước trà, có vị thơm giòn, hơi chua, vỏ ngoài lông tơ mượt như nhung. Chỉ cần rửa sạch cho hết lông bám bên ngoài là ăn được ngay.


Mận Hậu Sapa

Mận được trồng tại Ô Quý Hồ, Sapa mùa mận chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 hàng năm. Mận Sapa không giống các loại mận Trung Quốc nhưng lại có cái vị chua nhôn nhốt, hơi chát một chút thôi, hạt nhỏ và rất róc hạt, mọng nước lại an toàn cho sức khỏe nên rất được yêu thích. Ai đã đến đây rồi đều mua ít nhiều đêm về ăn và làm quà cho người thân, bạn bè, có những người mua hàng yến cho bõ công.


Sa Pa có rất nhiều loại mận ngon như mận Tả Lý, mận Tả Van, mận vàng, mận đỏ, mận Tam Hoa, trong đó mận Hậu là loại mận ngon nhất.



 

TƯ VẤN ONLINE